Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Trong nhiều loại hình doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp 2014 của Việt Nam (như: Công ty TNHH 1 TV; Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh), thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến thứ hai tại Việt Nam sau loại hình công ty TNHH.
Những ưu và nhược điểm của loại hình công ty này, chúng tôi tập hợp và chia sẻ để các bạn tham khảo trước khi quyết định loại hình doanh nghiệp nào khi khởi nghiệp.
1. Đặc điểm của công ty cổ phần (theo luật doanh nghiệp 2014)
-
Công ty cổ phần bắt buộc phải có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
-
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
-
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
-
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
2. Ưu điểm:
-
Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
-
Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;Điều này xuất phát từ việc công ty cổ phần là một công ty đối vốn, số lượng cổ đông càng nhiều thì mức vốn huy động càng cao, đây được xem là ưu điểm nổi trội của công ty cổ phần so với công ty TNHH.
-
Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
-
Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
3. Nhược điểm:
-
Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;
-
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
-
Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định (đại hội đồng cổ đông là đại hội do các cổ đông sở hữu cổ phần cùng tham gia, do có nhiều cổ đông nên việc tổ chức đại hội là khó khăn so với cá loại hình có ít thành viên)
Mô hình công ty cổ phần thích hợp cho kinh doanh ở quy mô lớn., Vì thế, mô hình này Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó..
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không khẳng định loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu nhất và phù hợp nhất với mọi nhà đầu tư. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu – nhược điểm riêng và sẽ đem lại cho chủ đầu tư những lợi thế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của mỗi chủ đầu tư như: khả năng huy động vốn và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tổ chức quản lý và chi phí hoạt động…
Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty
Tham khảo: Vốn điều lệ là gì
Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty TNHH
Tham khảo: Chi phí thành lập doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền (Liệt kê các chi phí khi thành lập doanh nghiệp)
>>Xem thêm bài viết: "Nên chọn công ty TNHH hay công ty Cổ phần tại đây:" >> Xem ngay.
TƯ VẤN DUY ANH
Chuyên: Dịch vụ thành lập công ty tại Tphcm, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An
Văn phòng Bình Dương: D518/36, Khu phố 5, Phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Văn phòng TPHCM 1: 13D đường HT23, Phường Hiệp Thành, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng TPHCM 2: 54 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên viên tư vấn: 0918.0918.73 (Mr Hoàng); 0942.851.354 (Mrs Lý)