Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

     Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này (Chỉ có công ty cổ phần mới được giao dịch trên sàn chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này). Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Điều kiện để thành lập công ty cổ phần là gì ? đây là câu hỏi mà hầu như doanh nhân nào trước khi thành lập công ty cổ phần đều quan tâm và muốn biết. Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2014; luật đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi liệt kê những yêu cầu và điều kiện để thành lập công ty  như sau:

Dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Thành lập công ty cần những điều kiện gì, dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp tại tphcm

I. Quyền thành lập doanh nghiệp và những cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp. trừ trường hợp được quy định như sau:

Các Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

II. Tên doanh nghiệp

Khi chuẩn bị thành lập công ty, bạn phải lựa chọn tên cho công ty mình dự định thành lập; Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Hiện tại pháp luật cho phép đặt tên cho doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt. Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định.

Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là  “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

III. Điều kiện trụ sở của công ty

Địa chỉ đặt trụ sở công ty không được là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể; tùy từng địa phương còn yêu cầu thêm trụ sở công ty bắt buộc phải có số nhà (TPHCM)

IV. Số lượng thành viên góp vốn

Công ty Cổ Phần- Số thành viên tối thiểu là 03- số thành viên tối đa: Không giới hạn

Thành viên tham gia góp vốn, và điều hành doanh ghiệp không được là các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp như đã đề cập tại mục I nêu trên.

Nganh nghe kinh doanh co dieu kien

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần, ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

V. Ngành nghề kinh doanh.

Luật doanh nghiệp ghi rõ doanh nghiêp được quyền: “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm “ . Nhưng thực tế, khi thành lập doanh nghiệp bạn vẫn phải đăng ký ngành nghề với cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh được chia làm 2 loại:

1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Hiên tại còn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp có thể đăng ký một số trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (243 ngành) trên, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không yêu cầu phải chứng minh điều kiện đáp ứng.

2. Ngành nghề kinh doanh không quy định về điều kiện

Doanh nghiệp được quyền đăng ký không giới hạn các ngành nghề không thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều điện để đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.

Von dieu le von phap dinh

Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ tại tphcm

VI. Quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần

Vốn điều lệ công ty cổ phần chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định thì mới yêu cầu phải có vốn pháp định. Như: Kinh doanh Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ,  kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bảo vệ…..

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp không phải chứng minh vốn khi thành lập doanh nghiệp như trước đây, đối với ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì khi kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng đủ trong suốt thời gian kinh doanh.

 

>>Xem thêm Quy định về vốn điều lệ của công ty cổ phần chi tiết hơn tại đây: 

VII. Quy định về người đứng chức danh người đại diện trước pháp luật.

Công ty có thể đăng ký nhiều hơn 01 người đại diện trước pháp luật; người đại diện trước pháp luật có thể là: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị

-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

-Người đại diện trước pháp luật không được là người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp khác đang bị khóa mã số thuế do có hành vi vi phạm về thuế

-Một cá nhân có thể là người đại diện trước pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác nhau (không giới hạn) đây là điểm mới của luật doanh nghiệp 2014 so với luật doanh nghiệp 2005 khi quy định: Giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời là giám đốc, tổng giám đốc của công ty khác.

-Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có yêu cầu người đại diện trước pháp luật phải tốt nghiệp đại học, hoặc phải có chứng chỉ hành nghề, và cũng không phải xuất trình hay bổ sung khi thành lập doanh nghiệp;  Ngoài một số ngành nghề yêu cầu đó, các ngành nghề còn lại không yêu cầu người đại diện trước pháp luật phải có bằng cấp.

Trên đây là những quy định, điều kiện cần thiết khi thành lập công ty cổ phần. Nếu trong quá trình tìm hiểu, có gì bạn chưa rõ, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn hỗ trợ và vui vẻ tư vấn miễn phí.

>>Tham khảo: Ưu nhược điểm của công ty cổ phần 

>> Tham khảo: Vốn điều lệ là gì ? (Khái niệm, quy định thời hạn góp vốn ? Rủi ro của chủ doanh nghiệp khi đăng ký vốn cao hơn vốn thực góp )

>>Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty 2018 mới nhất

 

TƯ VẤN DUY ANH

Chuyên: Dịch vụ thành lập công ty tại Tphcm, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An

Văn phòng Bình Dương: D518/36, Khu phố 5, Phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Văn phòng TPHCM 1: 13D đường HT23, Phường Hiệp Thành, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng TPHCM 2: 54 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên viên tư vấn: 0918.0918.73 (Mr Hoàng); 0942.851.354 (Mrs Lý)

Email: tuvanduyanh@gmail.comhotro@tuvanduyanh.vn

 

Đối tác & khách hàng