Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Thủ tục thành lập công ty 2018, Những công việc cần làm sau thành lập

    Thủ tục thành lập công ty, quy trình thành lập công ty đối với Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, DNTN như thế nào ? Hồ sơ gồm những gì ? Kèm biểu mẫu, quý khách tham khảo ở phần dưới đây.

Phần cuối của bài viết, chúng tôi sưu tầm một số việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp để hướng tới việc khởi nghiệp thành công

Thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-2018-moi-nhat

Dịch vụ thành lập công ty tại tphcm

Hỏi đáp nhanh liên quan thủ tục thành lập công ty.

1. Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi thành lập công ty ? 

Doanh nhân cần chuẩn bị: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (mỗi thành viên/cổ đông cóp vốn một bản.

2. Có cần hợp đồng thuê nhà không ?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, không cần hợp đồng thuê nhà; hợp đồng thuê nhà cần khi làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn lần đầu.

3. Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty hay không ?

Khi thành lập công ty, số vốn đăng ký là số vốn cam kết; doanh nhân không phải chứng minh vốn khi đăng ký thành lập.

4. Đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu là phù hợp, như thé nào là có lợi, Quy định thời gian tối đa để vóp vốn là bao lâu?

Quý khách tham khảo chuyên đề sau: Vốn điều lệ là gì?

5. Vốn điều lệ đăng ký tối thiểu là bao nhiêu ?

Pháp luật không quy định vốn tối thiểu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp ngoại trừ khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện

6. Chọn loại hình doanh nghiệp nào tối ưu nhất, loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất?

Loại hình công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới; còn mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng tùy theo đặc điểm và nhu cầu kinh doanh.

7. Có cần phải chuẩn bị chứng chỉ hành nghề khi làm thủ tục thành lập công ty không ?

Không, Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu đại diện trước pháp luật hay người quản lý của công ty phải có bằng cấp chuyên môn (như: Dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, thiết kế kiến trúc công trình, bán buôn, bán lẻ dược phẩm......) khi đăng ký thành lập doanh nghiệp không cần phải cung cấp chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp chuyên môn. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

8. Thời gian thành lập công ty hết bao lâu ?

Thời gian để có giấy phép đăng ký kinh doanh + Con dấu là 4 ngày làm việc, thời gian để hoàn tất trọn gói toàn bộ thủ tục là 15 ngày làm việc

 

Quy định, quy trình, thủ tục thành lập công ty.

Quy định về  quyền thành lập doanh nghiệp:

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trừ trường hợp sau.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các bước chuẩn bị trước khi thành lập

-Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp: 

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi các loại hình doanh nghiệp đó  là:

- Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng.

- Khả năng huy động vốn.

- Rủi ro đầu tư.

- Tính phức tạp của thủ tục.

- Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản cũng như một số ưu, nhược điểm của 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam

1. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

-Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn, điều này khác với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty cổ phần có rất nhiều lợi thế như: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là không giới hạn, đây là lợi thế riêng của công ty cổ phần. Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:

Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán; Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn (không hạn chế được số lượng thành viên tham gia vào công ty) có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty đồng thời, loại hình công ty cổ phần cũng có nguy cơ dễ bị người khác, công ty khác thôn tính.

Xem: Điều kiện thành lập công ty cổ phần

2. Công ty TNHH một thành viên
 

Theo điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần (đây là một điểm bất lợi của công ty TNHH)

Trong công ty TNHH một thành viên có quy định phân biệt quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu là cá nhân và chủ sở hữu là tổ chức

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

3.Công ty TNHH 2 thành viên trở lên


Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai (02 thành viên) nhưng số lượng thành viên nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi (50) trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp

Thành viên sáng lập được ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty và được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp được thành lập thì không có quy định nào phân biệt về quyền hạn, nghĩa vụ giữa thành viên sáng lập và thành viên góp vốn. Đây là điểm khác biệt giữa quy định về thành viên trong công ty TNHH và quy định về cổ đông trong công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phát hành cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc và Ban kiểm soát (phải thành lập nếu có từ mười một (11) thành viên trở lên hoặc tuỳ chọn nếu có ít hơn 11 thành viên) .

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ưu điểm của loại hình này là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, do đó người góp vốn hạn chế được rủi ro hơn. Mặt khác, số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm duy nhất của công ty TNHH  đó là việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Xem: Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

4. Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì loại hình doanh nghiệp này cũng có một số nhược điểm như: do không có tư cách pháp nhân và tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

-Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở có thể là đi thuê, đi mượn, hoặc của chủ sở hữu, nhưng không được là nhà chung cư

-Lựa chọn người đại diện trước pháp luật: Công ty có thể có nhiều hơn một đại diện trước pháp luật; người đại diện trước pháp luật không được là người đại diện của doanh nghiệp khác đang bị khóa mã số thuế; Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

-Vốn thành lập công ty: Vốn được ghi trong hồ sơ thành lập công ty là vốn điều lệ, không phải chứng minh vốn khi thành lập doanh nghiệp; đây là chỉ tiêu quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của các cổ đông góp vốn, là cơ sở phân chia quyền lực và rủi ro trong kinh doanh 

-Ngành nghề kinh doanh: Lựa chọn các ngành nghề kinh doanh cấp 4 theo quyết định số  27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì ghi theo những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

-Đặt tên công ty: không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt). Đồng thời, không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó).

Xem: Hướng dẫn tra cứu và đặt tên doanh nghiệp

Hướng dẫn tra cứu và đặt tên doanh nghiệp

-Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; (Không yêu cầu sổ hộ khẩu, và không giới hạn việc thành lập công ty cùng tỉnh, thành phố nơi có hộ khẩu: ví dụ: Người có hộ khẩu ở Trà Vinh vẫn thành lập được doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh thành khác trong cả nước)

 

Sau khi tìm hiểu các quy định, Xác định được loại hình doanh nghiệp phù hợp, tên doanh nghiệp, các ngành nghề cần đăng ký, mức vốn điều lệ đăng ký, Giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn, xác định người đại diện trước pháp luật. Doanh nhân sẽ tiến hành các bước công việc sau đây để tiến hành thành lập công ty hoàn chỉnh.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY|THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh

I. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

   Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty (phải có họ, tên và chữ ký của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức);
  3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực

Download hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại đây

II. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên

   Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  3. Danh sách thành viên (có đầy đủ chữ ký)
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực

Download hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại đây

III. Hồ sơ, thủ tục thành lập Công ty cổ phần

   Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  3. Danh sách cổ đông sáng lập (có đầy đủ chữ ký)
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực

Download hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần tại đây

IV. Hồ sơ, thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân

   Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực

Download hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại đây

Cách thức thực hiện

    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

a) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

b) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

c) Nơi nộp hồ sơ: phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.

d Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế)

 Sau khi  hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả trong 3 ngày làm việc; kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành các bước kế tiếp như sau

Thủ tục thành lập công ty- Giấy phép kinh doanh

Quy trình thành lập công ty; Thủ tục thành lập công ty- Giấy phép công ty TNHH 2 thành viên

Bước 2: Tiến hành khắc con dấu và đăng ký sử dụng mẫu con dấu
Doanh nhân khắc con dấu ở những công ty, cơ sở có chức năng khắc dấu (Nên dùng con dấu tự động; vừa dễ sử dụng, bền, tiện lợi);  Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng con dấu: tại phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư

Thủ tục thành lập công ty-Con dấu

Quy trình thành lập công ty; Thủ tục thành lập công ty- Con dấu công ty

Bước 3: Tiến hành mở tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp mở tài khoản ở bất kỳ ngân hàng thương mại nào tiện cho giao dịch của mình, tài khoản vừa dùng để thanh toán và dùng để nộp thuế. Khi đăng ký mở tài khoản, lập hồ sơ đăng ký luôn nộp thuế điện tử để đỡ mất thời gian đi lại.

Bước 4: Mua chữ ký số: Khai thuế môn bài (thời hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp được cấp phép, hoặc ngày thứ 30 (nếu đăng ký rõ ngày bắt đầu hoạt động), đăng ký nộp thuế điện tử, nộp thuế môn bài. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu, khi đăng ký chữ ký số lưu ý đăng ký luôn thủ tục với hải quan để được cấp mã VNACCS

Thủ tục thành lập công ty-Chữ ký số

Quy trình thành lập công ty; Thủ tục thành lập công ty - Chữ ký số

Bước 5:  Đặt bảng hiệu và treo bảng hiệu tại trụ sở chính của công ty

Biển hiệu phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Các vi phạm sau đây sẽ bị phạt:

  • Không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.
  • Trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức Việt Nam không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài
  • Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam
  • Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam;
  • Biển hiệu có kèm quảng cáo

Tùy tình hình tài chính, mà doanh nhân có thể lựa chọn bảng hiệu bằng mica, bằng nhôm phay xước in CNC, hoặc bảng hiệu alu, hoặc bảng hộp...

Thủ tục thành lập công ty-Bảng hiệu

Quy trình thành lập công ty; Thủ tục thành lập công ty - Bảng hiệu công ty

Bước 6:  Lập hồ sơ thuế ban đầu, và nộp đơn xin sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế chủ quản (Cục thuế, hoặc chi cục thuế, thường doanh nghiệp mới thành lập ngoài khu công nghiệp sẽ do các chi cục thuế quản lý) để được hướng dẫn lập hồ sơ thuế ban đầu; hồ sơ thuế ban đầu thường bao gồm:

  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Thông báo áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định
  • Thông báo đăng ký hình thức kế toán
  • Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc hóa đơn điện tử.(Tùy nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp)

Lưu ý: Thủ tục tại mỗi quận, huyện là khác nhau, ngay cả trong cùng tỉnh, thành phố số hồ sơ yêu cầu cũng khác giữa các chi cục thuế.

Bước 7: Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan thuế chủ quản, công ty tiến hành đặt in hóa đơn và đăng ký sử dụng hóa đơn

Hoàn tất bước số 7, coi như thủ tục thành lập công ty đã hoàn tất. 

Chi phí ban đầu để thành lập doanh nghiệp gồm lệ phí nhà nước, thuế môn bài, phí làm dấu, phí làm bảng hiệu, hóa đơn.... hết bao nhiêu ? Tham khảo chi phí ban đầu tại đây:

Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền

Chi phí thành lập công ty, gồm những gì ? hết bao nhiêu tiền ?

 

Trên đây là  quy trình thành lập công ty, thủ tục thành lập công ty. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách có gì chưa rõ, vui lòng liên hệ với chúng tôi .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý vị miễn phí.

TƯ VẤN DUY ANH

Chuyên: Dịch vụ thành lập công ty tại Tphcm, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An

Văn phòng Bình Dương: D518/36, Khu phố 5, Phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Văn phòng TPHCM 1: 13D đường HT23, Phường Hiệp Thành, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng TPHCM 2: 54 Vũ Huy Tấn, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên viên tư vấn: 0918.0918.73 (Mr Hoàng); 0942.851.354 (Mrs Lý)

Email: tuvanduyanh@gmail.comhotro@tuvanduyanh.vn

 

1. 

Đối tác & khách hàng