Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Vốn pháp định là gì ? Ngành nghề yêu cầu Vốn pháp định 2018

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật”

Vốn pháp định (VPĐ) chỉ được quy định đối với một số ngành nghề kinh doanh có tính chất đặc thù. Nhằm bảo đảm quyền lợi, giảm thiểu rủi ro cho Nhà nước, Doanh nghiệp, khách hàng.  Mức vốn pháp định được quy định trong luật, nghị định, pháp lệnh của từng chuyên ngành  cụ thể.

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 không còn quy định về vốn pháp định, và đã có những sửa đổi, đã bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển hoàn toàn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

     Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, hay khi bổ sung ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp không còn phải cung cấp  “giấy xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tin dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…. thì các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.” như trước đây nữa;

     Đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp được quyền kinh doanh kể từ khi có đủ mức vốn theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Điều này có nghĩa là mặc dù doanh nghiệp đã được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện về vốn theo quy định thì doanh nghiệp chưa được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định.

Vốn pháp định có những đặc điểm như sau:

  • Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;
  • Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua luật, nghị định, pháp lệnh chuyên ngành
  • Khi đầu tư, kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

     Như vậy, vốn pháp định chỉ yêu cầu đối với một số ngành nghề kinh doanh có tính chất đặc thù. Còn khi đăng ký thành thành lập doanh nghiệp vốn được ghi trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp là Vốn điều lệ, đây là chỉ tiêu quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của các cổ đông góp vốn, là cơ sở phân chia lợi nhuận, phân chia quyền lực và rủi ro trong kinh doanh để hiểu rõ Vốn điều lệ là gì ? Ý nghĩa của vốn điều lệ, Quy định về thời hạn góp vốn, rủi ro của việc đăng ký vốn chưa đúng, quý khách tham khảo tại đây:

 

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là gì ? Vốn pháp định là gì ?

    Danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2018 mới nhất

Danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2018 mới nhất, và số vốn pháp định không được thống kê trong bất kỳ văn bản thống nhất nào, mà được quy định tại Luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn chuyên ngành. Chúng tôi thống kê Danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, và số vốn pháp định trong năm 2018 dưới đây. Tuy đã rất cố gắng nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ có thể có những thiếu sót khi cập nhật, rất mong được sự góp ý thẳng thắn từ quý khách hàng.

Danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2018 mới nhất gồm:

LĨNH VỰC/CHUYÊN NGÀNH KHÁC

Stt

Ngành nghề/Lĩnh vực

Cơ sở pháp lý

Mức Vốn pháp định

1

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP

6 tỷ VNĐ

2

 

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 3, NĐ 126/2007 NĐ – CP

5 tỷ VNĐ

3

Cho thuê lại lao động

Nghị định 55/2013/

2 tỷ VNĐ

4

Sản xuất phim

Điều 11, NĐ 54/2010 NĐ –CP

1 tỷ VNĐ

5

Dịch vụ bảo vệ

Điều 9,

NĐ 52/2008/NĐ-CP

2 tỷ VNĐ

6

Dịch vụ đòi nợ

Điều 13, NĐ 104/2007/NĐ-CP

2 tỷ VNĐ

7

Kinh doanh bất động sản

Nghị định 76/2015/NĐ-CP

20 tỷ VND

8

Bán lẻ theo phương thức đa cấp

Nghị định 42/2014

10 tỷ VNĐ

9

Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng

Nghị định 70/2016/NĐ-CP

20 tỷ VNĐ

10

Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải

10 tỷ VNĐ

11

Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ VNĐ

12

Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật

5 tỷ VNĐ

13.

Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải

2 tỷ VNĐ

14

Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

30 tỷ VNĐ

15

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

Nghị định 69/2016/NĐ-CP

5 tỷ VNĐ

16

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ VNĐ

17

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

500 tỷ VNĐ

18

Kinh doanh vận tải đa phương thức

NĐ 87/2009/NĐ-CP

Tài sản tối thiểu là 80.000 SDR

19

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

NĐ 18/2005/NĐ-CP

10 tỷ VNĐ

20

Sở giao dịch hàng hóa

NĐ 158/2006

150 tỷ VNĐ

21

Doanh nghiệp là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa

NĐ 158/2006

70 tỷ VNĐ

22

Doanh nghiệp là môi giới của Sở giao dịch hàng hóa

NĐ 158/2006

5 tỷ VNĐ

.

KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Cơ sở pháp lý: Nghị định 92/2016/NĐ-CP

a) Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không đối với kinh doanh cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam;

KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Cơ sở pháp lý: Nghị định 92/2016/NĐ-CP

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

a) Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;

b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP; điều 36, 37 Nghị định 102/2015/NĐ-CP Về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:

a) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.

2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

Cơ sở pháp lý:Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Điều 10. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

  • Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam là:

a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.

2. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.

3. Vốn pháp định của công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng Việt Nam.

 

THIẾT LẬP MẠNG VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH MẶT ĐẤT

Cơ sở pháp lý: Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Điều 19. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:

a) Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;

b) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;

c) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

2. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:

a) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;

b) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Điều 20. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:

a) Vốn pháp định: 20 tỷ đồng Việt Nam;

b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 60 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.

2. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:

a) Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

3. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:

a) Vốn pháp định: 500 tỷ đồng Việt Nam;

b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.

Điều 21. Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh

Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư như sau:

1. Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam;

2. Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.

      Trên đây là khái niệm vốn pháp định là gì và Danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2018 mới nhất do chúng tôi thống kê và cung cấp. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0918.0918.73 hoặc email: hotro@tuvanduyanh.vn, chúng tôi luôn vui vẻ giải đáp miễn phí.

 

Nếu quý doanh nhân có nhu cầu dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai  có yêu cầu Vốn pháp định chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ.

 

Đối tác & khách hàng