Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Quy trình thành lập doanh nghiệp 2018 mới nhất

     Quy trình thành lập doanh nghiệp 2018 gồm những gì ? Trong chuyên mục này chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết các bước trong quy trình thành lập một doanh nghiệp 2018 hoàn chỉnh. Hy vọng qua bài viết dưới đây quý khách sẽ có đủ thông tin để bắt đầu cho việc chuẩn bị thành lập doanh nghiệp.


Nội dung gồm 2 phần

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp
2. Các bước thành lập doanh nghiệp

 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp
     

     Trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, quý khách tìm hiểu các điều kiện thành lập doanh nghiệp, từng loại hình doanh nghiệp khác nhau có một số điều kiện khác nhau. Chúng tôi liệt kê các điều kiện chung, còn các điều kiện riêng, sau khi quý khách lựa chọn được loại hình mình cần sẽ tìm hiểu thêm trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

a). Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Số thành viên tối thiểu là 1, tối đa là 1
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Số thành viên tối thiểu là 2, số thành viên tối đa là 50
  • Công ty Cổ phần: Số thành viên tối thiểu là 3, số thành viên tối đa là không giới hạn
  • Doanh nghiệp tư nhân Số thành viên tối thiểu là 1, tối đa là 1

Mỗi loại hình có ưu và nhược điểm riêng, mỗi loại hình phù hợp với ngành, nghề hoạt động riêng. Tùy nhu cầu hoạt động và điều kiện, chọn một trong các loại hình nêu trên.

>>Tham khảo: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp?


b). Chuẩn bị nơi đặt đia chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở có thể là đi thuê, đi mượn, hoặc của chủ sở hữu, nhưng không được là nhà chung cư. Và không nằm trong những khu vực mà nhà nước hoặc quy hoạch của địa phương không cho phép đặt trụ sở doanh nghiệp.

c). Lựa chọn người đại diện trước pháp luật: Công ty có thể có nhiều hơn một đại diện trước pháp luật; người đại diện trước pháp luật không được là người đại diện của doanh nghiệp khác đang bị khóa mã số thuế; Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

d). Lựa chọn đặt tên công ty: không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt). Đồng thời, không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó).
>>Hướng dẫn tra cứu và đặt tên doanh nghiệp

e.) Đăng ký vốn thành lập công ty: -Vốn thành lập công ty: Vốn được ghi trong hồ sơ thành lập công ty là vốn điều lệ, đây là chỉ tiêu quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của các cổ đông góp vốn, là cơ sở phân chia quyền lực và rủi ro trong kinh doanh để hiểu rõ Vốn điều lệ là gì ? Ý nghĩa của vốn điều lệ, Quy định về thời hạn góp vốn, rủi ro của việc đăng ký vốn chưa đúng, quý khách tham khảo tại đây:

 Vốn điều lệ là gì?

 Vốn pháp định là gì ?

f). Ngành nghề kinh doanh: Lựa chọn các ngành nghề kinh doanh cấp 4 theo quyết định 337/QĐ-BKH, ngày 10 tháng 4 năm 2007 của bộ kế hoạch và đầu tư; đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì ghi theo những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

g). Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;


     Sau khi tìm hiểu, lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, nơi đặt địa chỉ trụ sở chính,  người sẽ là người đại diện trước pháp luật, quyết định được mức vốn điều lệ đăng ký và ngành nghề kinh doanh cần đăng ký, quý khách sẽ tiến hành bước chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo các bước như sau:
 

Các bước thành lập doanh nghiệp


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp nộp đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sơ chính. Thành phần hồ sơ gồm có

  • 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định)
  • 2. Điều lệ
  • 3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các thành viên (cổ đông góp vốn)
  • 4.  Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)

     Quý khách cần chuẩn bị mỗi hồ sơ trên 1 bản, phù hợp với từng loại hình đăng ký (công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) và nộp đến phòng đăng ký kinh doanh, hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế sau 3 ngày làm việc.
 

Bước 2: Tiến hành khắc con dấu và đăng ký sử dụng mẫu con dấu
Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tròn tại những doanh nghiệp hay cơ sở đủ điều kiện khắc dấu, sau khi nhận con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng ký sử dụng con dấu trước khi sử dụng
Nơi đăng ký:  phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư

 

Bước 3: Tiến hành mở tài khoản ngân hàng
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu (đã đăng ký sử dụng và được chấp thuận sử dụng) doanh nghiệp tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào cho tiện giao dịch sau này. Việc mở tài khoản ngân hàng vừa là dùng để giao dịch sau này, vừa là

 

Bước 4: Mua chữ ký số: Dùng để kê Khai thuế môn bài (thời hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp được cấp phép, hoặc ngày thứ 30 (nếu đăng ký rõ ngày bắt đầu hoạt động), đăng ký nộp thuế điện tử, nộp thuế môn bài.


Bước 5:  Đặt bảng hiệu  gắn bảng hiệu tại trụ sở chính của công ty


Bước 6:  Lập hồ sơ thuế ban đầu, và nộp đơn xin sử dụng hóa đơn.


Bước 7: Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan thuế chủ quản, công ty tiến hành đặt in hóa đơn và đăng ký sử dụng hóa đơn
Thời gian hoàn thành 7 bước nêu trên khoảng 20 ngày, chi phí thành lập gồm: Lệ phí nhà nước, phí làm dấu, phí đặt bảng hiệu, tiền mua thiết bị khai thuế, tiền thuế môn bài, quý khác có thể tham khảo:

>> Chi phí thành lập doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền ?


     Trên đây là quy trình thành lập công ty 2018 mới nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách có gì chưa rõ, vui lòng liên hệ với chúng tôi 0918.0918.73 hoặc Email: hotro@tuvanduyanh.vn; chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ miễn phí.

quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, quy trình thành lập doanh nghiệp mới, quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì. 

Đối tác & khách hàng