Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Thủ tục- hồ sơ đăng ký thay đổi con dấu 2021

Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021 và thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó Bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp.
Cụ thể, bãi bỏ thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu (trước đây quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Việc bãi bỏ thủ tục này phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Bai bo thong bao mau con dau doanh nghiep

Bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp


Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng lý doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021 khi con dấu doanh nghiệp bị hư, bị mất, doanh nghiệp khắc dấu mới, thay đổi con dấu (bỏ quận, thêm logo công ty..) Doanh nghiệp chỉ cần khắc lại con dấu và mang con dấu mới ra ngân hàng làm thủ tục thay đổi với ngân hàng là xong (không phải cớ mất, không phải làm thủ tục đăng ký mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh như thời điểm trước ngày 31/12/2020 nữa)
Phần sau của bài viết này là những quy định trước khi luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ không còn giá trị.

 

 

 

 

 

 Trong quá trình sử dụng con dấu, con dấu có thể bị hư, hoặc do doanh nghiệp đổi tên, hoặc khi thay đổi trụ sở chính cũng có thể dẫn đến việc phải thay đổi mẫu con dấu; Dưới đây chúng tôi hướng dẫn quý khác chuẩn bị hồ sơ, và cách ghi trên hồ sơ thay đổi mẫu con dấu năm 2020.

Thay đổi con dấu công ty.

Các bước thủ tục thay đổi con dấu như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu mới. Khắc dấu tại các cơ sở, doanh nghiệp có chức năng khắc dấu (doanh nghiệp có thể liên hệ với các cơ sở khắc dấu, hoặc liên hệ với phòng đăng ký kinh doanh để hỏi các cơ sở khắc dấu.

Bước 2: Sau khi đã nhận được con dấu mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng con dấu với phòng đăng ký kinh doanh (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Thành phần hồ sơ như hướng dẫn dưới đây

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi con dấu, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm:

  1. Phụ lục II-9, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT

  2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

  3. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

-Lưu ý: Doanh nghiệp có quyền đăng ký sử dụng nhiều hơn một con dấu; nếu chỉ đăng ký 01 con dấu; doanh nghiệp ghi: 01 tại mục số 2 “số lượng con dấu:”

Thời điểm có hiệu lực của con dấu: Theo quy định là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ

VD: ngày nộp hồ sơ là ngày: 01/01/2020 vậy thì tại mục số 3 “Thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu:” sẽ ghi từ ngày 04 tháng 01 năm 2020. (tùy từng sở kế hoạch có thể chấp nhận ngày có hiệu lực ngắn hơn ngay trong ngày”.

- Nếu con dấu cũ của doanh nghiệp được đăng ký trước thời điểm 01/07/2015 (dấu do công an cấp) thì: Sau khi con dấu mới đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất; doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả lại con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu (được cấp trước đây) cho cơ quan công an; Thành phần hồ sơ gồm có:

  1.  Công văn trả con dấu (tự soạn)
  2. Con dấu cũ
  3. Giấy chứng nhận sử dụng con dấu cũ
  4. Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao y chứng thực
  5. Trường hợp người trả dấu không phải là người đại diện trước pháp luật, thì phải có giấy ủy quyền.

- Nếu con dấu cũ của doanh nghiệp được đăng ký sau thời điểm 01/07/2015 (dấu đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh) thì: Sau khi con dấu mới đăng ký với phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất; Doanh nghiệp tự hủy con dấu cũ, hoặc giữ nhưng không sử dụng để đóng vào các hồ sơ sau ngày con dấu mới đăng ký thành công và có hiệu lực

  Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thay đổi con dấu; Chúng tôi thực hiện dịch vụ làm dấu và đăng ký sử dụng con dấu với mức chi phí trọn gói 600.000 đồng. (bao gồm phí làm con dấu hộp nhảy tự động và phí dịch vụ đăng ký); Thời gian trong 1 ngày làm việc; chúng tôi chỉ thu phí khi bàn giao con dấu (đã đăng ký sử dụng).

Vui lòng liên hệ với chúng tôi: 0918091873 (Mr Hoàng) Email: hotro@tuvanduyanh.vn

 

Tham khảo cách ghi hồ sơ và đóng dấu theo mẫu dưới đây:

Mau thong bao thay doi con dau

 

 

Thay đổi con dấu đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện)

Trường hợp doanh nghiệp thông báo mẫu con dấu của đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của đơn vị phụ thuộc.

Hồ sơ gồm:

  1.  Phụ lục II-9, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT 
  2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
  3. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

-Lưu ý: Ô Mẫu con dấu (đóng dấu của đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện)

Phần cuối “ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP”- Người đại diện trước pháp luật của đơn vị chủ quản ký tên, và đóng dấu của đơn vị chủ quản.

Đơn vị phụ thuộc có quyền đăng ký sử dụng nhiều hơn một con dấu; nếu chỉ đăng ký 01 con dấu; doanh nghiệp ghi: 01 tại mục số 2 “số lượng con dấu:”

Thời điểm có hiệu lực của con dấu: Theo quy định là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ

VD: ngày nộp hồ sơ là ngày: 1/01/2019 vậy thì tại mục số 3 “Thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu:” sẽ ghi từ ngày 04 tháng 01 năm 2019. (tùy từng sở kế hoạch có thể chấp nhận ngày có hiệu lực ngắn hơn”

Tham khảo cách ghi hồ sơ, đóng dấu  thay đổi con dấu cho chi nhánh và văn phòng đại diện theo mẫu dưới đây:

 

 

 

Đối tác & khách hàng