Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Những điều cần tránh khi đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh.

Việc đặt tên doanh nghiệp trước hết phải phù hợp với quy định của pháp luật như quy định trong luật doanh nghiệp như:

I. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định

1.1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

1.2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngoài ra:

 Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Hiện nay có trên 1 triệu doanh nghiệp đã đăng ký trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, việc lựa ra cái tên nằm ngoài 1 triệu cái tên đã được đặt trên đã khó; ngoài ra trước khi đặt tên, doanh nghiệp cần tránh đặt tên như sau

Các đặt tên doanh nghiệp

II. Tên doanh nghiệp không nên quá dài

Có nhiều chủ doanh nghiệp khi đặt tên do muốn đưa hết lĩnh vực hoạt động vào tên doanh nghiệp hoặc do khó lựa chọn tên doanh nghiệp khi đăng ký mà đặt tên doanh nghiệp của mình quá dài

VD: -CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU CHIẾN THẮNG

-CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TOÀN THỊNH

Việc đặt tên doanh nghiệp quá dài dẫn sẽ làm cho khách hàng khó nhớ được tên thương hiệu của doanh nghiệp, ngoài ra còn khó khăn trong việc các công ty bán hàng cho doanh nghiệp khó khăn trong việc ghi hóa đơn (dễ nhầm lẫn, thiếu, sai sót) hoặc khó khăn khi nhập tên doanh nghiệp do dài quá quy định so với cách thiết lập phần mềm của nhiều cơ quan quản lý nhà nước.

III. Tên doanh nghiệp khó phát âm

Cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ, phát âm còn khó thì khó mà nhớ để mà nhận diện và lưu lại tên công ty đó trong đầu

IV. Không nên mang yếu tố rủi ro, đen đủi

 Bất kỳ sự vật nào đều tồn tại trong thể thống nhất đối lập, có tốt có xấu, có thiện và có ác,…nhưng dù là như vậy ai cũng muốn theo đuổi những gì tốt đẹp nhất. Sử dụng những từ ngữ truyền đạt thông tin may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ… là lựa chọn chung của rất nhiều người làm kinh doanh. Các bạn không nên sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường một đối tượng nào đó như: gái làng chơi, kỹ nữ, bài bạc,… hoặc những từ mang ý nghĩa xấu như: ma, quỷ, tà, độc,…

V. Tên công ty không nên quá đại ngôn

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một cái tên mang ý nghĩa tích cực như May mắn, Hưng thịnh, Đẳng cấp, Tầm cao... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tích cực đến mức đại ngôn là điều cần tránh vì dễ tạo sự phản cảm, nhất là khi doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện những cam kết đối với sản phẩm, dịch vụ như cái tên thể hiện. Trong thực tế, điều này vẫn thường xảy ra và các chuyên gia khuyên doanh nghiệp khi đặt tên cần biết thực tế hóa những ước mơ để tránh những cái tên viển vông, dễ sinh ra nghi ngại.

VI. Tránh mô tả địa danh, ngành nghề

Điều này đối với việc giao dịch của doanh nghiệp là bình thường, nhưng khi làm thương hiệu. Brandname Không được chứa địa danh, ngành nghề đơn giản là: không bảo hộ được

 

Trên đây là những điều cần tránh khi đặt tên doanh nghiệp, bạn tham khảo để có thể tìm ra cái tên ưng ý cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.

Đối tác & khách hàng