Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc 2018

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc bao gồm các điều kiện nào ? các bước thành lập ra sao ? hồ sơ gồm những gì ? sau khi có giấy phép chi nhánh thì cần làm các thủ tục gì để chi nhánh đi vào hoạt động hợp lệ ?  

     Chi nhánh hạch toán phụ thuộc công ty, là đơn vị phụ thuộc của công ty, đặt tại cùng tỉnh hoặc khác tỉnh nơi công ty chủ quản đặt trụ sở chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty chủ quản.

     Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh và có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

     Văn phòng làm việc, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, phòng giao dịch đều có thể đăng ký dưới dạng chi nhánh.

     Trường hợp trụ sở công ty ở tỉnh này, nay phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh như: Văn phòng làm việc, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở tỉnh khác, bắt buộc phải thành lập chi nhánh.

Chi nhánh phân theo địa giới hành chính có chi nhánh cùng tỉnh và chi nhánh khác tỉnh với doanh nghiêp chủ quản;

Chi nhánh phân theo chức năng hoạt động có chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập với doanh nghiêp chủ quản;

Dưới đây là thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh.

Thủ tục thành lập chi nhánh phụ thuộc 1

Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh|khác tỉnh

Đặc điểm của chi nhánh phụ thuộc:

+ Chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.

-Không phải kê khai thuế TNDN, TNCN tại nơi đặt trụ sở chi nhánh (khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản

-Không phải lập Báo cáo tài chính,  Quyết toán TNDN, TNCN

-Không phải kê khai thuế GTGT nếu không kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống

-Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môi bài tại đơn vị chủ quản nếu chi nhánh không kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống.

-Có thể sử dụng con dấu

-Có thể sử dụng hóa đơn riêng

+ Chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.

-Không phải kê khai thuế TNDN, TNCN tại nơi đặt trụ sở chi nhánh (khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản

-Không phải lập Báo cáo tài chính,  Quyết toán TNDN, TNCN

-Kê khai thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chi nhánh

-Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài tại nơi đặt trụ sở chi nhánh

-Có thể sử dụng con dấu

-Có thể sử dụng hóa đơn riêng

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh chuyển số liệu doanh thu, chi phí, chứng từ về doanh nghiệp chủ quản để kê khai thuế TNDN và lập BCTC

>> Tham Khảo: Chi nhánh công ty có được vay vốn không ?  Chi nhánh công ty là gì ?   Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không ? Chi nhánh công ty có được ký hợp đồng không ?

I. Điều kiện thành lập chi nhánh phụ thuộc

1./ Điều kiện về đặt tên chi nhánh phụ thuộc

     Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

     Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”

Ví dụ:

- Chi nhánh Công ty TNHH Hoa Hồng;

- Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – Công ty cổ phần Hoa Hồng;

2./Điều kiện địa chỉ đặt chi nhánh phụ thuộc

     Địa chỉ đặt chi nhánh không được là nhà chung cư, đối với một số tỉnh còn quy định phải có số nhà, hoặc không nằm trong các khu vực được quy hoạch của địa phương.

3./ Điều kiện ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phụ thuôc

     Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh ghi theo ngành nghề kinh doanh của đơn vị chủ quản, tuy nhiên khi ghi cũng cần tham khảo quy hoạch của địa phương (nơi đặt chi nhánh) xem những ngành nghề kinh doanh đó có được hoạt động tại địa điểm chi nhánh hay không để ghi các câu ràng buộc theo quy định.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, mở chi nhánh tại số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội có đăng ký ngành nghề kinh doanh sau: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – Mã ngành 8230

Thì khi đăng ký ngành nghề cho chi nhánh tại tphcm, doanh nghiệp ghi ngành nghề này như sau:

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại –Mã ngành 8230

(Không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)

Lưu ý mới: Ngày 06 tháng 07 năm 2018 Chính phủ ban hành HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM  số 27/2018/QĐ-TTg  có hiệu lực từ ngày 20/08/2018  thay thế cho quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007

(có nhiều ngành nghề thay đổi so với quyết định 337 trước đây) Vì vậy, khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp nên rà soát lại xem ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty muốn đăng ký cho chi nhánh có trùng khớp giữa quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 và quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 hay không. Nếu trường hợp có sự thay đổi, thì doanh nghiệp tiến hành thay đổi ngành nghề của công ty mẹ trước (theo quyết định 27/2018-QĐ-TTg) rồi sau đó tiến hành đăng ký ngành nghề đó cho chi nhánh, hoặc doanh nghiệp có thể không lựa chọn ngành nghề bị thay đổi đó khi đăng ký ngành nghề cho chi nhánh.

Ví dụ: Doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề kinh doanh: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép -mã ngành 4641 (theo quyết định cũ 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007); thì nay theo quyết định  27/2018/QĐ-TTg ngành này có tên mới là: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép (Thay đổi chữ may sẵn thành may mặc)

Gặp trường hợp như ví dụ trên,  doanh nghiệp xử lý theo một trong hai hai cách như sau.

- Không đăng ký ngành nghề này cho chi nhánh

-Thay đổi ngành nghề này trên giấy phép của công ty mẹ trước thành: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép" sau đó mới đăng ký ngành nghề này cho chi nhánh

4./ Điều kiện của người đứng đầu chi nhánh phụ thuộc

     Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt chi nhánh. Người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp cũng đồng thời có thể là người đứng đầu chi nhánh

     Người đứng đầu chi nhánh không được là người đã đứng đầu của chi nhánh, hoặc là người đại diện của những doanh nghiệp khác, đang bị khóa mã số thuế (thuộc diện doanh nghiệp chưa hoàn tất giải thể hay bỏ trốn)

II. Thủ tục thành lập chi nhánh phụ thuộc

Các bước và thủ tục thành lập chi nhánh phụ thuộc như sau:

Bước 1: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ lập chi nộp tới phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh,

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. Thông báo thành lập chi nhánh  :Lưu ý, khi kê khai đến mục hình thức hạch toán, chọn ô: hạch toán phụ thuộc, (Tham khảo: Mẫu thông báo thành lập chi nhánh Thực tế)

2.  Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty (với công ty TNHH 1 thành viên, Quyết định của hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Quyết định của hội đồng quản trị (với công ty cổ phần) về việc đăng ký hoạt động chi nhánh.

3 Bản sao Biên bản họp của hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Bản sao Biên bản họp của hội đồng quản trị (với công ty cổ phần) về việc đăng ký hoạt động chi nhánh.

4. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

 

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc

Kết quả: Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh.

Bước 2: Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, doanh nghiệp nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng con dấu, thì tiến hành khắc con dấu và đăng ký sử dụng con dấu cho chi nhánh.

  • Khắc con dấu: Tại các công ty hay cơ sở khắc dấu đủ điều kiện khắc dấu.
  • Đăng ký sử dụng con dấu: Tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.
  • Trường hợp chi nhánh công ty không có nhu cầu sử dụng con dấu, thì cũng không phải khắc dấu và đăng ký sử dụng con dấu.

Bước 3: Kê khai thuế môn bài, và lập hồ sơ thuế

      Chi nhánh công ty thuộc diện phải kê khai và nộp lệ phí môn bài; mức lệ phí môn bài với chi nhánh là: 1.000.000 đồng/năm

     Thời hạn kê khai: Từ ngày chi nhánh được cấp phép hoạt động cho đến ngày cuối cùng của tháng mà chi nhánh được cấp phép, chi nhánh công ty phải tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh (thường là các chi cục thuế, một số trường hợp có thể là cục thuế). Quá thời hạn quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt lỗi chậm nộp tờ khai thuế

     Lập hồ sơ thuế ban đầu nộp đến chi cục thuế, hoặc chi cục thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở; thành phần hồ sơ với mỗi địa phương là khác nhau, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh để được hướng dẫn các hồ sơ theo quy định tại địa phương đó.

     Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng: (Áp dụng với chi nhánh cùng tỉnh hạch toán độc lập và chi nhánh công ty khác tỉnh). Mặc định, khi chi nhánh cùng tỉnh hạch toán độc lập và chi nhánh khác tỉnh mới thành lập là kê khai thuế GTGT theo quý, không nhất thiết là công ty chủ quản khai thuế theo quý hay theo tháng. Nếu chi nhánh muốn đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng thì sẽ nộp mẫu đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng.  Tờ khai thuế GTGT phải nộp ngay tại quý chi nhánh được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; doanh nghiệp nên đặt chữ ký số để kê khai hoặc nộp trực tiếp tờ khai đúng thời hạn quy định.

Lưu ý: Chi nhánh cùng tỉnh hạch toán phụ thuộc không phải kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN tại chi nhánh, số liệu sẽ chuyển hết về doanh nghiệp chủ quản để kê khai)

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn.

     Nếu chi nhánh có nhu cầu sử dụng hóa đơn riêng của chi nhánh, chi nhánh sẽ nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế chủ quản, khi được chấp thuận sử dụng, chi nhánh công ty tiến hành đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn để sử dụng.

Bước 5: Nộp thuế môn bài cho chi nhánh

     Tùy nhu cầu hoạt động mà chi nhánh quyết định có mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh hay không, doanh nghiệp nếu không có nhu cầu mở tài khoản cho chi nhánh vẫn có thể dùng tài khoản của doanh nghiệp chủ quản để nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh, thời hạn cuối cùng nộp lệ phí cho chi nhánh là ngày cuối cùng của tháng chi nhánh được cấp phép hoạt động, quá thời hạn quy định cơ quan thuế sẽ tiến hành tính lãi chậm nộp thuế căn cứ trên số thuế phải nộp * số ngày chậm nộp* lãi chậm nộp (lãi chậm nộp hiện nay là 0.03%/ngày).

     Hoàn thành xong 5 bước nêu trên coi như các thủ tục thành lập chi nhánh đã hoàn tất về mặt thủ tục hành chính. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước tiếp theo trước khi hoạt động kinh doanh (ví dụ: điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…….)

Sau khi lập chi nhánh, doanh nghiệp có thể lập thêm các địa điểm kinh doanh (cửa hàng, kho hàng, xưởng sản xuất..) trực thuộc chi nhánh.

     Trên đây là thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc công ty cổ phần/TNHH, Quý khách trong quá trình tham khảo, nếu chưa rõ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0918.0918.73 hoặc email: hotro@tuvanduyanh.vn, chúng tôi luôn vui vẻ hỗ trợ miễn phí.

     Trường hợp quý khách không có thời gian đi lại để tiến hành thủ tục, dịch vụ thành lập chi nhánh của chúng tôi sẵn sàng phục vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An với mức chi phí hợp lý.

Đối tác & khách hàng