Tư Vấn Duy Anh chuyên về các lĩnh vực:Thành lập doanh nghiệp  vốn trong nước và vốn nước ngoài –Giải thể doanh nghiệp-Đăng ký mã số mã vạch-Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu-Đăng ký BHXH-Dịch vụ kế toán-Công bố vệ sinh an toàn thực phẩm-công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước-Công bố thực phẩm-Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài-Dịch vụ Visa; Hotline: 0918.0918.73; Email:hotro@tuvanduyanh.vn

Điều kiện thành lập chi nhánh

     Chi nhánh được phân làm 2 loại: Chi nhánh công ty trong nước và chi nhánh của thương nhân nước ngoài, điều kiện thành lập chi nhánh đối với hai loại là hoàn toàn khác nhau, dưới đây là điều kiện thành lập chi nhánh với từng loại.

I. Điều kiện thành lập chi nhánh (công ty trong nước)

  Chi nhánh công ty, là đơn vị phụ thuộc Chi nhánh công ty, đặt tại cùng tỉnh hoặc khác tỉnh nơi công ty chủ quản đặt trụ sở chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty chủ quản.

     Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh và có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

     Văn phòng làm việc, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, phòng giao dịch đều có thể đăng ký dưới dạng chi nhánh.

     Trường hợp trụ sở công ty ở tỉnh này, nay phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh như: Văn phòng làm việc, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở tỉnh khác, bắt buộc phải thành lập chi nhánh.

1./ Điều kiện về đặt tên chi nhánh (công ty trong nước)

     Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

     Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”

Ví dụ:

- Chi nhánh Công ty TNHH Hoa Hồng;

- Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – Công ty cổ phần Hoa Hồng;

>> Tham Khảo: Chi nhánh công ty có được vay vốn không ?  Chi nhánh công ty là gì ?   Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không ? Chi nhánh công ty có được ký hợp đồng không ?

2./Điều kiện địa chỉ đặt chi nhánh (công ty trong nước)

     Địa chỉ đặt chi nhánh không được là nhà chung cư, đối với một số tỉnh còn quy định phải có số nhà, hoặc không nằm trong các khu vực được quy hoạch của địa phương.

3./ Điều kiện ngành nghề kinh doanh của chi nhánh (công ty trong nước)

     Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh ghi theo ngành nghề kinh doanh của đơn vị chủ quản, tuy nhiên khi ghi cũng cần tham khảo quy hoạch của địa phương (nơi đặt chi nhánh) xem những ngành nghề kinh doanh đó có được hoạt động tại địa điểm chi nhánh hay không để ghi các câu ràng buộc theo quy định.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, mở chi nhánh tại số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội có đăng ký ngành nghề kinh doanh sau: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – Mã ngành 8230

Thì khi đăng ký ngành nghề cho chi nhánh tại tphcm, doanh nghiệp ghi ngành nghề này như sau:

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại –Mã ngành 8230

(Không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)

4./ Điều kiện của người đứng đầu chi nhánh (công ty trong nước)

     Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt chi nhánh. Người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp cũng đồng thời có thể là người đứng đầu chi nhánh

     Người đứng đầu chi nhánh không được là người đã đứng đầu của chi nhánh, hoặc là người đại diện của những doanh nghiệp khác, đang bị khóa mã số thuế (thuộc diện doanh nghiệp chưa hoàn tất giải thể hay bỏ trốn)

 

Xem: Thủ tục, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần/TNHH

 

Xem: Thủ tục, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần/công ty TNHH

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong nước

 

II. Điều kiện thành lập chi nhánh  ( điều kiện thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam)

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

 2. Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

2. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

3. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

e) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

- Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

- Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là những điều kiện thành lập chi nhánh của công ty trong nước và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 

Đối tác & khách hàng